Bạn thấy khó chịu khi giao mùa bị nồm, ngôi nhà luôn ẩm ướt và khó chịu…

Cách chống nồm cho nền nhà bạn vẫn dùng nhưng không hiệu quả….

Thấu hiểu được điều này chúng tôi xin chia sẻ tới bạn cách chống nồm cho nền nhà đơn giản mà hiệu quả

Hiện tượng nền nhà bị nồm là gì ?

Đầu tiên cần hiểu rõ vì sao có hiện tượng nền nhà bị nồm.

Đây là hiện tượng có thể nhìn rõ bằng mắt, phần sàn nhà và tường thường có nước như “ đổ mồ hôi”. Nhiều trường hợp độ ẩm lên đến 100% nền nhà và tường nước chảy thành dòng, sinh hoạt gia đình rất bất tiện.

Nguyên nhân: hiện tượng thường xảy ra vào mùa xuân ở khu vực phía bắc, khi độ ẩm trong không khí cao nhưng nền nhiệt độ vẫn thấp, khi tiếp xúc với nền nhà hay tường sẽ ngưng tụ thành giọt nước.

Hiện tượng xảy ra với hầu hết các ngôi nhà, ngoại trừ sử dụng điều hòa hoặc máy sấy cả ngày sẽ không có tình trạng nồm.

Nguyên tắc chống nồm cho nền nhà

Cấu tạo lớp nền: từ nguyên nhân trên, chúng ta cần có một lớp sàn có nhiệt độ không thấp hơn độ ẩm trong không khí. Hoặc nhiệt độ nền phải cao hơn điểm sương trong không khí.

Biện pháp cưỡng bức: chính là việc sử dụng máy sấy, điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm…

Đọc thêm: Tấm ốp tường cách nhiệt chống nóng cứu ngôi nhà

Cách chống nồm cho nền nhà

1. Dùng xỉ than dạng hạt để cách nhiệt

Cơ chế hoạt động chính là để nhiệt độ dưới không cho truyền lên bề mặt nền nhà bằng sử dụng 5 lớp sau:

Lớp số 1: Gạch men lát nền độ dày 15mm, miết mạch bằng xi măng

Lớp số 2: Lớp vữa lót lát nền nhà độ dày 25-30mm

Lớp số 3: Xỉ lò dạng hạt có độ dày 200mm

Lớp số 4: Màng cách nước giấy dầu hoặc xi măng cát vàng dày 20mm

Lớp số 5: Bê tông gạch vỡ mác 100

cách chống nồm cho nền nhà

2. Lát nền nhà bằng gỗ kín

Nguyên lý: có được một lớp cách nhiệt dưới nền để giảm việc cho nền nhà bị lạnh

Lớp số 1: Lát nền bằng sàn gỗ công nghiệp hoặc sàn gỗ tự nhiên dày 8-12mm

Lớp số 2: Lớp đệm không khí ngăn chặn việc truyền nhiệt từ dưới đất lên mặt nền có độ dày 20mm

Lớp số 3: Vữa xi măng cát vàng tạo độ phẳng để lát nền dày 20mm

Lớp số 4: Bê tông gạch vỡ mác 100 dày 100mm

cách chống nồm cho nền nhà

3. Cách chống nồm nền nhà – cách nhiệt nền nhà bằng không khí

Nguyên lý dựa trên việc không có nhiệt độ lạnh truyền lên bề mặt nền nhà.

Sử dụng vật liệu cách nhiệt bằng lớp không khí cách nhiệt.

Các lớp nền cấu tạo như sau:

Lớp số 1: Tấm lát bê tông lưới thép hoặc bất kì vật liệu nào tương tự có lớp đệm không khí.

Lớp số 2: Không khí kín độ dày 20mm

Lớp số 3: Vữa xi măng cát vàng dày 20mm

Lớp số 4 và 5: Bê tông gạch vỡ dày 100m

cách chống nồm cho nền nhà

Một số cách chống nồm nền nhà thủ công tạm thời

Lau nền nhà bằng giẻ khô

Nhiều người khi nhà bị bẩn trời nồm đều lau ướt nhà, điều đó sẽ làm tình trạng nồm tệ hại hơn. Hãy lau bằng giẻ khô, sạch để lau nước trên nền nhà. Nếu thực sự cần lau dọn, hãy dùng khăn cotton vắt thật kĩ rồi mới lau sau đó dùng giẻ khô và sạch để lau lại ngay lập tức.

Bật điều hòa chế độ khô

Nếu không thể chịu được tình trạng này thêm nữa hay bật điều hòa ở chế độ khô để giúp hút hết ẩm trong không khí

Đồng thời đảm bảo không khí trong phòng được đảm bảo lưu thông, tốt cho nhà có trẻ nhỏ

Sử dụng máy hút ẩm

Biện pháp được sử dụng những nơi không thể lắp điều hòa. Ưu điểm của dòng máy này là khá nhỏ gọn, hút ẩm tốt, phù hợp với những không gian kín.

Mong rằng sau khi đọc bài viết trên đây, bạn đã có thêm cho mình những kiến thức cần thiết về việc cách chống nồm cho nền nhà.

Ngoài ra, chúng tôi còn bán Máy lọc nước kangaroo hải phòng

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ theo số Hotline: 02253.603.666 hoặc vào Website: locnuochaiphong.vn